Dữ liệu Vĩ mô Việt Nam tháng 3/2023

 Tăng trưởng GDP Q1/20233 .30%

Tăng trưởng GDP trong quý 1 ghi nhận ở mức 3,3% svck, thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây nếu loại trừ giai đoạn bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và phản ánh sự suy giảm trên diện rộng tại các hầu hết các ngành chính như chế biến chế tạo, thương mại và tiêu dùng.
Trên thực tế, con số này mặc dù thấp hơn kỳ vọng của chúng tôi (và cũng thấp hơn mục tiêu của Chính phủ trong Q1 là 5,6%), điều này cũng không đem lại quá nhiều bất ngờ khi các dữ liệu thường kỳ đã có dấu hiệu suy yếu trong ba tháng vừa qua.

Chỉ số sản xuất công nghiệp-2.20%
Hoạt động sản xuất và chế biến chế tạo – động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn trước cho những dấu hiệu không khả quan trong Quý 1/2023. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm 2,2% so với cùng kỳ, trong đó các nhóm ngành thành phần đều thu hẹp như chế biến chế tạo (-2,7%), khai khoáng (-4,5%) hay sản xuất và phân phối điện (-1,0%).
Nhu cầu bên ngoài và trong nước chậm lại là nguyên nhân dẫn đến sản lượng sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng, như sản lượng quần áo may mặc (-10,2% so với cùng kỳ), điện thoại (-13,4%) hay sản xuất ô tô giảm -13,4%. 
Xuất khẩu Q1/2023-11.80%
Xuất khẩu cũng diễn biến tương tự, giảm 11,8% so với cùng kỳ. Tăng trưởng xuất khẩu giảm, chủ yếu do thủy sản (-27,3%), hay từ Điện thoại và linh kiện (-12,2%). Xuất khẩu nông sản có mức giảm hạn chế, có thể nhờ hưởng lợi từ việc mở của của Trung Quốc. Nhập khẩu giảm -15,36% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu linh kiện trung gian giảm mạnh do các đơn hàng mới ở mức yếu. Nhờ vậy, thặng dư thương mại tăng lên 4,8 tỷ USD trong Quý 1.
CPI Q1/20234.20%
Lạm phát bình quân trong Quý 1 tháng đầu năm ghi nhận ở mức 4,2% so với cùng kỳ, với 2 nhân tố đóng góp lớn từ nhóm nhà ở và VLXD (+7,2%) và thực phẩm (+4,4%).
Lạm phát cơ bản vẫn là yếu tố cần được quan sát cẩn trọng trong thời gian tới, khi ghi nhận mức tăng 4,9% so với cùng kỳ. Trên thực tế, mặc dù chỉ số CPI theo tháng đã phần nào có dấu hiệu hạ nhiệt ở cả lạm phát chung và lạm phát cơ bản, chúng tôi cho rằng rủi ro vẫn còn hiện hữu, khi giá các mặt hàng thuộc quản lý của Chính phủ (giá điện) vẫn chưa được điều chỉnh tăng. 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 13.90%
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 13,9% so với cùng kỳ (+26,7% so với Quý 1 năm 2019). Tuy nhiên, áp lực về lạm phát cũng đè nặng lên tiêu dùng trong nước khi số liệu về tiêu dùng vẫn thấp hơn so với xu hướng thông thường trước Covid-19.
Dữ liệu tiêu dùng bán lẻ của TP HCM – chiếm tỷ trong khoảng 20% tổng doanh thu bán lẻ trong cả nước cho thấy sự sụt giảm của nhóm ngành không thiết yếu như đồ dùng gia đình (-2% YoY) hay tăng trưởng hàng may mặc tăng ở mức thấp (+4,3%).
Khách quốc tế đến Việt Nam2.7 triệu lượt

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,7 triệu lượt khách trong Quý 1 – bằng 15% tổng lượng khách trong năm 2019. Trong đó, khách du lịch từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất (30% tổng khách quốc tế tới Việt Nam và tương đương 36% tổng lượng khách trong năm 2019). Du khách Trung Quốc có sự cải thiện trong tháng 3 tuy nhiên hiện cũng chỉ mới tương đương 2,4% tổng lượng khách Trung Quốc trong năm 2019. Nhìn chung, sự hồi phục của khách quốc tế tới Việt Nam là tương đối chậm, một phần do chính sách visa vẫn còn khá khó khăn. Chính phủ hiện đã đề xuất điều chỉnh chính sách visa điện tử theo hướng nới lỏng hơn và chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là yếu tố tích cực cho ngành du lịch trong nửa cuối năm nay. 

Tăng trưởng tín dụng10.0%

Lãi suất trên thị trường 1 tiếp tục hạ nhiệt trong bối cảnh thanh khoản dồi dào cũng như phản ứng trước động thái từ NHNN. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng có sự phân hóa giữa nhóm NHTMCPNN và NHTMCP. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở dao động 7,2% – 8,2% – giảm khoảng 150-200 điểm cơ bản so với cuối năm 2022 cho nhóm Nhà nước và dao động trong khoảng 8,0 – 8,9% cho nhóm ngân hàng còn lại.
 Đối với lãi suất cho vay, tín dụng chậm lại là những nguyên nhân chính khiến các NHTM giảm mặt bằng lãi suất cho vay tương đối nhanh đối với những nhóm ngành ít rủi ro.
Các số liệu từ phía NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng có sự hồi phục trong nửa cuối tháng 3, tuy nhiên mức tăng trưởng nhìn chung vẫn khá yếu (chỉ vào khoảng 10% so với cùng kỳ).
Mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường cho doanh nghiệp sản xuất thông thường đang dao động ở mức 10-10,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng và 11-12%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, trong khi lãi suất vay tiêu dùng hay cho vay mua nhà vẫn duy trì ở mức tương đối cao, khoảng 14%/năm.  —

VietAdvertising